Trước khi thành lập Bắc Ngụy Bắc_Ngụy_Đạo_Vũ_Đế

Thời thơ ấu

Theo các sử tịch, Thác Bạt Khuê sinh ngày 4 tháng 8 năm 371, cha ông là Thác Bạt Thật (拓拔寔)- con trai và là thái tử của Đại vương Thác Bạt Thập Dực Kiền, song cha ông qua đời trước đó trong cùng năm vì bị một chấn thương khi bảo vệ Thác Bạt Thập Dực Kiền trong một vụ mưu sát của tướng Bạt Bạt Cân (拔拔斤). Mẹ của Thác Bạt Khuê là thê của Thác Bạt Thật, bà là con gái của thủ lĩnh một bộ lạc chư hầu hùng mạnh của nước Đại là Hạ Lan Dã Can (賀蘭野干). Thác Bạt Thập Dực Kiền mặc dù thương tiếc về cái chết của con trai song rất vui trước sự chào đời của cháu nội, ông tuyên bố đại xá tại nước Đại và đặt tên cho cháu trai là Thác Bạt Thiệp Khuê. (Tuy vậy, các sử tịch nói về cuộc đời sau này của ông với tên gọi rút ngắn là "Khuê".)

Khoảng tết năm 377, Tiền Tần mở một chiến dịch lớn đánh nước Đại. Thác Bạt Thập Dực Kiền đã phải tạm thời chạy trốn khỏi đô thành Vân Trung (雲中, nay thuộc Hohhot, Nội Mông), song đã trở về Vân Trung sau khi Tiền Tần rút lui. Tuy nhiên, sau khi Thác Bạt Thập Dực Kiền trở về Vân Trung, cháu trai Thác Bạt Cân (拓拔斤) thuyết phục người con trai lớn tuổi nhất còn sống của ông là Thác Bạt Thật Quân (拓拔寔君) rằng Thác Bạt Thập Dực Kiền đang xem xét đến việc chỉ định một trong số các con trai của Mộ Dung vương hậu (một công chúa của Tiền Yên) làm thế tử và thậm chí còn tính đến việc giết chết Thác Bạt Thật Quân. Thác Bạt Thật Quân do đó đã phục kích cha và các em trai rồi giết chết họ. Điều này đã khiến quân Đại sụp đổ, và quân Tiền Tần chiếm được Vân Trung mà không cần phải tiến hành một cuộc chiến nào.

Trong rối loạn, Hạ Lan phu nhân ban đầu đã chạy trốn đến chỗ Hạ Lan Nột (賀蘭訥)- là người kế thừa chức thủ lĩnh bộ lạc sau khi Hạ Lan Dã Can chết. Sau đó, Hoàng đế Phù Kiên của Tiền Tần tính đến việc đưa Thác Bạt Khuê đến kinh thành Trường An của Tiền Tần, song một viên quan của Thác Bạt Thập Dực Kiền trước đây tên là Yên Phượng (燕鳳) thuyết phục được Phù Kiên cho phép Thác Bạt Khuê được ở lại đất Đại với lý lẽ rằng đó sẽ là cách tốt nhất để duy trì lòng trung thành của các bộ lạc với Tiền Tần. Trong khi đó, Phù Kiên đã phân chia các bộ lạc nước Đại trước đây thành hai nhóm, do các thủ lĩnh người Hung NôLưu Khố Nhân (劉庫仁) và Lưu Vệ Thần (劉衛辰) lãnh đạo. Thác Bạt Khuê cùng với mẹ mình đã đến sống ở chỗ Lưu Khố Nhân, người này khoản đãi Thác Bạt Khuê như một vương tử.

Thời thanh niên

Không biết nhiều về cuộc sống của Thác Bạt Khuê cho đến năm 385, lúc này Tiền Tần rơi vào cảnh đại loạn sau thất bại trong trận Phì Thủy do các cuộc nổi dậy diễn ra trên khắp đế chế. Năm 384, con trai của Phù Kiên là Phù Phi lúc này đang bị Hoàng đế Mộ Dung Thùy của Hậu Yên bao vây, Lưu Khố Nhân cố gắng để cứu viện cho Phù Phi song bị Mộ Dư Thường (慕輿常, con trai một quý tộc Hậu Yên) ám sát; kế vị Lưu Khố Nhân là Lưu Đầu Quyến (劉頭眷). Tuy nhiên, năm 385, Lưu Đầu Quyến lại bị con trai của Lưu Khố Nhân là Lưu Hiển (劉顯) ám sát, Lưu Hiển trở thành tộc trưởng của bộ lạc và coi Thác Bạt Khuê (lúc đó đang 14 tuổi) là một mối đe dọa. Tuy nhiên, Bạt Liệt Lục Quyến (拔列六眷) và Khâu Mục Lăng Sùng (丘穆陵崇) phát hiện ra điều này, và theo lời hướng dẫn của Bạc Liệt, Khâu Mục Lăng hộ tống Thác Bạt Khuê đễn chỗ cữu phụ Hạ Lan Nột, và người này bảo vệ cho Thác Bạt Khuê. Năm 386, do sự thúc giục của các quan lại nước Đại trước đây, Hạ Lan Nột đã ủng hộ Thác Bạt Khuê trở thành Đại vương. Thác Bạt Khuê tiến hành lễ tức vị Đại vương vào ngày 6 tháng 1 (tức 20 tháng 2 năm 386), đặt niên hiệu là Đăng Quốc.

Phiên bản khác

Tuy nhiên, một phiên bản khác về những năm đầu đời của Thác Bạt Khuê lại được ghi trong các sử tịch như Tấn thưTống thư, là hai bộ chính sử viết về hai triều đại kình địch của Bắc Ngụy là nhà TấnLưu Tống, và trong đó có chứa nhiều vấn đề gây chú ý. Theo đó, Thác Bạt Khuê không phải là cháu nội của Thác Bạt Thập Dực Kiền mà là con trai và được sinh ra sớm hơn đáng kể so với năm 371, và ông là con của Mộ Dung vương hậu. Khi nước Đại bị Tiền Tần tấn công vào năm 377, Thác Bạt Khuê khi đó tự chủ với cha và đầu hàng Tiền Tần. Phù Kiên lệnh rằng đây là một hành động phản bội và đưa Thác Bạt Khuê đi lưu đày. Khi Mộ Dung Thùy, tức sẽ là cữu phụ của Thác Bạt Khuê, lập nước Hậu Yên vào năm 384, Thác Bạt Khuê đã đễn chỗ cữu phụ, và sau đó đoạt lấy quyền quản lý các bộ lạc của cha bằng một chiến dịch do Hậu Yên tiến hành. Sau đó, để tránh việc người đời biết Thác Bạt Khuê là một kẻ phản bội cha, bản chính thức về tiểu sử của ông được bịa ra.